Cảm nhận thơ trong sách: “Đám trẻ ở đại dương Đen” – Châu Sa Đáy Mắt

Thật tệ nhỉ, chúng mình không ai ổn cả

Đã nhiều lần cãi vã tưởng như vỡ tan ra

Đã có những vấn đề quá lớn để bỏ qua

Nhưng đồng thời quá nhỏ khi so với người khác

Liên tưởng đến cuốn sách trước đó mình đọc đó là “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” của tác giả Đặng Hoàng Giang thì hầu hết những đứa trẻ mắc chứng trầm cảm có rất ít người thấu hiểu và đồng hành. Những người đó luôn cho rằng tâm lý là 1 vấn đề nhỏ mà triệu chứng có thể mờ dần thông qua cơn ngủ hay các hoạt động xã hội. Họ luôn nhiếc mắng con cái rằng: “Sao có mỗi việc học cũng áp lực”, “Mày còn trẻ thì có gì cần phải để tâm quá mức”… Chính nỗi đau không có người thấu hiểu và đồng hành đó khiến họ nghi ngờ chính bản thân có đang làm quá lên vấn đề. Những cuộc cãi vã với cha mẹ khiến họ trốn tránh bằng cách trèo lên lan can, uống thuốc ngủ hay đâp vỡ bình sứ để rạch lên tay.

Không chỉ vậy, tác giả Đặng Hoàng Giang ở trong cuốn “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” cũng có đề cập rằng những người gặp phải tổn thương tâm lý từ bé đến khi trưởng thành họ lại có xu hướng tìm kiếm 1 người bạn đời như hình tượng người đã từng làm tổn thương họ. Lý do tại sao lại vậy là bởi vì họ sống trong cái khổ nhưng họ hiểu lý do tại sao người làm tổn thương họ lại thành ra như thế. Do đó, vì thương và sự cảm thông khiến họ vô thức tìm kiếm 1 hình mẫu mà sau đó những cuộc đời không tươi đẹp lại tái diễn. Cũng vì thế mà sau khi đọc xong 2 cuốn sách của tác giả Đặng Hoàng Giang là “Đại dương Đen” và “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” thì mình cảm thấy khá ngột ngạt vì sự lặp lại: “Người không được yêu thương sẽ không biết yêu thêm 1 người khác”. Mình thấy đó là 1 sự dày vò bị che mất bởi danh nghĩa tình yêu.

Thật tệ nhỉ, chúng mình đều là đống đổ nát

Trưởng thành từ tệ bạc nên chẳng biết yêu thương

Ta luôn sợ mình chỉ như chiếu trong gương

Của bố, mẹ

Hay kẻ làm mình đau trước đó

Tiếp đến, nếu hỏi rằng những người làm tổn thương những đứa con của họ có biết yêu thương không thì mình khẳng định là có. Ngược lại con cái của họ dù bị làm đau cũng vẫn thương họ đến cùng cực, đến nghẹt thở và bất lực. Vậy nên nỗi đau dính líu tình yêu này diễn ra theo 2 chiều: Cha mẹ làm tổn thương con và con lại buông lời xát thương với cha mẹ. Cứ thế nỗi đau ấy lại tiếp tục tái khi: “Đã từng bị bỏ rơi -> Thiếu cảm giác an toàn -> Cảm thấy bất an -> Vô tình làm tổn thương người còn lại. Khi đó cha mẹ sẽ làm tổn thương con theo cách can thiệp quá nhiều, o ép con cái, cảm thấy hồi xưa bản thân cũng bị ông bà quản chế thế nên bây giờ họ cũng làm điều tương tự với con họ.

Vậy về phần đứa con sẽ thế nào? Như đề cập ở đoạn trước và 1 bài biết về “Rối loạn vai” mình đã đăng tải thì họ sẽ tự làm tổn thương mình hoặc nới tay tạo ra cơ hội lặp lại như: Rạch tay và tìm 1 người có tình cách với người từng quản chế. Khi họ rạch tay, uống thuốc hoặc leo lên lan can chực chờ thời cơ rơi xuống (bởi vì họ bị quán chế nên thời điểm đứng bên lan can là cơ hội họ lẻn ra được với mong muốn giải thoát). Tuy nhiên người ta vẫn thường nói: “Đứt ruột đẻ ra” hay “Hổ dữ không ăn thịt con” nên ta có thể hiểu là họ quản con nhưng họ yêu con của họ (theo cách quá khắc nghiệt). Do đó mặc dù là tìm cơ hội giải thoát nhưng họ cũng “vô tình làm tổn thương người còn lại” (mặc dù cùng cực lắm rồi).

Thật tệ nhỉ, tụi mình chỉ là một đám nhỏ

Đã từng bị rời bỏ,

Thiếu cảm giác an toàn

Có lẽ mình sẽ vẫn cảm thấy bất an

Rồi vô tình tổn thương người còn lại…