CÁC TRÍCH DẪN HAY TRONG SÁCH SANG CHẤN TÂM LÝ – HIỂU ĐỂ CHỮA LÀNH

1. Một đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hoặc bị cha mẹ bạo hành thì khi lớn lên trẻ sẽ khó tạo dựng những mối quan hệ bền vững, tin cậy.

2. Chúng ta cũng đã biết những hành vi của người bị sang chấn không phải là hệ quả của việc sa sút về đạo đức, là dấu hiệu của việc mất lý trí hay nhân cách kém mà là do những thay đổi trong não bộ của họ.

3. Cuốn sách này vừa là tài liệu hướng dẫn vừa là lời động viên những ai đang bị sang chấn hãy dám đối mặt với vết thương của mình, tìm cách chữa trị hiệu quả và cam kết với bản thân sẽ chung tay cùng xã hội ngăn chặn những sang chấn.
– Tiến sĩ Y khoa Bessel Van Der Kolk

4. Một số mảnh đời trôi qua như đã được định trước; còn đường đời của tôi lắm lúc dừng rồi lại chạy. Đó là hệ quả của nỗi đau. Nó làm gián đoạn câu chuyện… Nó chỉ đơn thuần xảy đến mà thôi, và rồi cuộc sống lại tiếp diễn. Không ai có thể chuẩn bị cho bạn để đối mặt với nó cả.
– Jessica Stern, Denial: A Memoir of Terror (Sự phủ nhận: Một ký sự hãi hùng)

5. Tom nói rằng ông cảm thấy tâm hồn mình đã chết từ lâu, mình không hề bình thường và chỉ đang cố tỏ ra bình thường với hy vọng rằng điều này sẽ giúp ông được trở lại là chính mình như trước khi đến chiến trường Việt Nam. Ông thường xuyên gặp ác mộng với những ký ức rõ mồn một về những ngày tháng dữ dội tại Việt Nam.

6. Ông kể rằng mình tên Tom, hiện là luật sư, 10 năm trước từng là lính thủy quân lục chiến tham chiến tại Việt Nam. Cha của Tom từng phục vụ trong quân đội trong Thế chiến thứ hai và luôn kỳ vọng Tom sẽ tiếp nối con đường binh nghiệp của gia đình. Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1965, Tom gia nhập lực lượng thủy quân lục chiến. Ông rất tự tin tòng quân vì thấy mình khỏe mạnh, thông minh và có tố chất lãnh đạo. Sau đợt huấn luyện cơ bản, ông trở thành thành viên của một đội ngũ sẵn sàng được điều động. Tại chiến trường Việt Nam, ông nhanh chóng lên chức trung đội trưởng, chỉ huy tám lính thủy quân lục chiến khác.

Tháng 2/1969, khi kết thúc nhiệm vụ của mình, Tom được giải ngũ danh dự. Ông bay từ Đà Nẵng về Boston, được bố mẹ chào đón tại sân bay.

Quay lại Mỹ, ông chỉ muốn bỏ những năm tháng tại Việt Nam lại sau lưng và bắt đầu viết trang đời mới. Ông theo học và tốt nghiệp trường luật, trở thành luật sư, kết hôn với cô người yêu thời trung học và có hai con trai. Chính những bức thư thấm đẫm yêu thương mà cô gửi cho ông trong thời gian ông tham chiến tại Việt Nam đã giúp ông trụ vững nơi chiến trường ác liệt. Công việc luật sư của ông rất thuận lợi. Gia đình ông êm ấm. Tóm lại, dường như ông có cuộc sống bình thường, ổn định mà nhiều người mơ ước, nhưng tất cả thực ra chỉ là lớp vỏ bề ngoài che giấu sự bất ổn thường trực bên trong Tom.

Tom nói rằng ông cảm thấy tâm hồn mình đã chết từ lâu, mình không hề bình thường và chỉ đang cố tỏ ra bình thường với hy vọng rằng điều này sẽ giúp ông được trở lại là chính mình như trước khi đến chiến trường Việt Nam. Ông thường xuyên gặp ác mộng với những ký ức rõ mồn một về những ngày tháng dữ dội tại Việt Nam.

Khi đã làm chồng, Tom cảm thấy thật khó yêu thương vợ một cách chân thành. Khi đã làm cha, Tom luôn sợ hãi mình sẽ trở nên giống bố mình, tức là thường nổi giận, ít trò chuyện cùng con cái; đôi khi ông còn chê bai chúng không bằng một góc những đồng đội đã khuất của mình.

Cuối buổi nói chuyện, tôi hỏi kỹ Tom về những cơn ác mộng ông thường gặp. Ông bảo hay mơ thấy hình ảnh trận phục kích năm nào khi ông mới ở Việt Nam được ba tháng. Giấc mơ ấy tái hiện một buổi chiều xa xưa, khi mặt trời sắp lặn, Tom dẫn đầu đội của mình hành quân ngang qua một cánh đồng lúa, đột nhiên một làn đạn bay ra tới tấp khiến cả đội của Tom ngã gục trong tích tắc, người chết, người trọng thương. Tom đứng như trời trồng, khiếp sợ, tuyệt vọng. Hình ảnh ám ảnh ông nhất chính là chiếc gáy máu me của Alex – người đồng đội, người bạn vô cùng thân thiết. Tom vừa khóc vừa kể về Alex: “Anh ấy là người bạn thực sự duy nhất tôi có”. Alex vốn ở Massachusetts (Mỹ). Tom gặp Alex ngay trong ngày đầu ông đến Việt Nam và hai người lập tức thành bạn. Họ đã có nhiều cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp, từng cùng đọc cho nhau nghe những bức thư nhận được từ quê nhà. Thế nên, trực tiếp chứng kiến Alex chết là điều rất khủng khiếp với Tom. Sau đó, trực thăng đến đưa Tom đi khỏi cánh đồng lúa.

Những đêm sau trận phục kích đó, Tom liên tục mơ thấy hình ảnh các đồng đội ngã xuống nước, nghe rõ mồn một tiếng họ gào thét đau đớn. Trước trận phục kích này, Tom là một người bạn trung thành và nhiệt tình, một người tha thiết yếu sự sống, có nhiều ước mơ, mối quan tâm và sở thích. Vậy mà chỉ một khoảnh khắc dữ dội, bị thương trên đồng lúa, Tom gần như hoàn toàn biến thành người khác. Bất kỳ tiếng động, mùi hương, hay hình ảnh nào, ví dụ như pháo hoa, cũng có thể khiến Tom xúc động mạnh, hãi hùng nhớ đến trận phục kích năm nào, rồi nổi điên với những người xung quanh, thậm chí có thể đánh ai đó.

Với Tom, những ký ức sau trận phục kích trên cánh đồng còn tồi tệ hơn cả chính trận phục kích đó. Phải tận vài tháng sau khi gặp tôi lần đầu, Tom mới đủ dũng khí vượt qua mặc cảm và nhục nhã để kể cho tôi nghe điều này: Chỉ một ngày sau trận mai phục ấy, Tom đã phát điên nên tìm đến một ngôi làng gần đó, giết chết trẻ em, bắn chết một người nông dân vô tội, và hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam. Trả thù xong, Tom nghĩ việc quay trở về Mỹ đã không còn ý nghĩa gì nữa.

Giờ đây, khi đã làm chồng, làm sao ông có thể đối diện với vợ và nói với cô ấy rằng mình đã hãm hiếp dã man một phụ nữ vô tội năm nào? Khi trông theo con trai chập chững những bước đi đầu đời, làm sao Tom không khỏi nghĩ về đứa trẻ mình đã sát hại năm ấy? Tom đã phải rất dũng cảm và rất tin tưởng tôi mới có thể tiết lộ đoạn quá khứ đen tối này. Có lẽ, Tom đã tìm thấy ở tôi hình ảnh người bạn thân Alex.

Cái chết của Alex đã khiến phần lương thiện, đáng kính và đáng tin cậy trong Tom cũng chết theo. Những người bị sang chấn từ sự việc nào đó do chính họ hay người khác gây ra thường khó có thể xây dựng những mối quan hệ thân mật. Sau khi trải nghiệm điều kinh khủng nào đó, làm sao bạn có thể tin tưởng chính bản thân hay người khác một lần nữa?

Một trong những điều khó khăn nhất của những người bị sang chấn đó là đối mặt với nỗi hổ thẹn về cách hành xử của mình khi bị sang chấn, dù đó là hành động họ bị sai khiến (ví dụ một người lính được giao nhiệm vụ giết ai đó) hay chủ động làm (ví dụ một đứa bé bị xâm hại tình dục cố gắng làm nguôi giận kẻ đã xâm hại mình).

7. Đêm xuống, ông không thể ngủ tròn giấc bởi những cơn ác mộng về trận phục kích năm xưa hay khi hình ảnh những đứa trẻ gục chết lũ lượt ùa về. Những Cơn ác mộng này khủng khiếp đến mức khiến ông sợ đi ngủ nên ông thường thức đêm uống rượu, đến lúc mệt quá thì thiếp đi trên ghế sofa. Hai ngày cuối tuần, Tom thường tự nhốt mình suốt trong văn phòng làm việc để uống rượu và ngắm những tấm hình xưa.

8. Câu chuyện của Tom khiến tôi nhận thấy mình muốn dành cả phần đời còn lại để khám phá những bí ẩn của nỗi đau. Vì sao những trải nghiệm đau thương, đáng sợ lại khiến người ta dính chặt với quá khứ đến vậy? Điều gì đã xảy ra trong tâm trí và não bộ khiến họ mãi bị mắc kẹt ở nơi nào đó mà họ luôn tuyệt vọng cầu mong được thoát khỏi?

9. Chúng ta không thực sự muốn biết những người lính đã phải trải qua những gì khi đang chiến đấu.

Chúng ta không thực sự muốn biết trong xã hội của ta có bao nhiêu trẻ em đã bị lạm dụng và quấy rối tình dục.

Chúng ta không thực sự muốn biết trong xã hội của ta có bao nhiêu người đã bạo hành vợ hoặc chồng mình.

Chúng ta chỉ muốn tin rằng xã hội ta đang sống vô cùng tốt đẹp, ai cũng cư xử văn minh, gia đình là nơi nương tựa an toàn nhất. Chúng ta muốn tin rằng tội ác chỉ xảy ra ở những nơi hẻo lánh, xa xôi nào đó chứ không phải ngay tại đất nước của chúng ta.

Khó khăn lắm chúng ta mới có thể chứng kiến những nỗi đau thương hoặc thừa nhận những bi kịch nào đó.

10. “Tôi nghĩ anh đang bị những ký ức dày vò”.

11. Bill đang sống lại cơn đau tâm lý năm xưa chỉ vì trông thấy một vết mực.

12. Họ không biết khi nào những ký ức khủng khiếp lại sống dậy và khi nào chúng mới vĩnh viễn ngủ yên.

13. Khi cho thêm 21 cựu chiến binh xem bức hình vết mực có màu, 16 người có cùng phản ứng như nhau, họ hoảng loạn mô tả lại những hình ảnh đau thương trong chiến tranh: “Đây là lục phủ ngũ tạng của Jim bạn tôi khi bị vỏ bom xé toạc bụng”, “Đây là cái cổ bị bắn nát của Danny bạn tôi khi chúng tôi đang cùng ăn trưa”.

14. Con người là sinh vật tự tạo ra ý nghĩa, nghĩa là khi nhìn thấy vết mực, ta sẽ có xu hướng liên tưởng đến một hình ảnh hay một câu chuyện nào đó, tương tự như ta nằm trên bãi cỏ, ngắm mây trời và tưởng tượng đủ thứ hình thù.

Bài trắc nghiệm gồm hai bức hình vết mực, một bức trắng đen và một bức có màu vốn sẽ gây ra cảm giác sốc màu. Khi Bill trông thấy tấm hình có màu, ông kinh hãi thốt lên: “Đây là đứa trẻ bị nổ tung mà tôi từng thấy khi ở Việt Nam. Ở giữa hình chính là máu, là da thịt bị cháy xém”. Bill thở gấp gáp, trán lấm tấm mồ hôi, càng lúc càng hoảng loạn. Rõ ràng Bill đang nhìn thấy hình ảnh ông bất lực ôm trên tay một em bé đang thoi thóp cách đây mười năm, đang ngửi thấy những mùi vị chiến tranh, đang có những cảm xúc mãnh liệt giống y như ngày ấy. Bill đang sống lại cơn đau tâm lý năm xưa chỉ vì trông thấy một vết mực.

Những biểu hiện của Bill giúp tôi nhận ra rõ hơn những nỗi đau đớn thường xuyên ám ảnh các cựu chiến binh như thế nào và hiểu rằng nhất định phải tìm ra cách giúp họ quay lại cuộc sống bình thường. Họ không biết khi nào những ký ức khủng khiếp lại sống dậy và khi nào chúng mới vĩnh viễn ngủ yên.

Tôi đã dành nhiều năm tìm hiểu về cách hiệu quả nhất để đối phó với những hồi tưởng. Bill chính là một trong những người thầy quan trọng nhất của tôi trong hành trình nghiên cứu cam go ấy.

Khi cho thêm 21 cựu chiến binh xem bức hình vết mực có màu, 16 người có cùng phản ứng như nhau, họ hoảng loạn mô tả lại những hình ảnh đau thương trong chiến tranh: “Đây là lục phủ ngũ tạng của Jim bạn tôi khi bị vỏ bom xé toạc bụng”, “Đây là cái cổ bị bắn nát của Danny bạn tôi khi chúng tôi đang cùng ăn trưa”.

Đáng lo hơn, 5 người còn lại không biểu lộ cảm xúc gì trên mặt, họ nói: “Đây chẳng là gì cả”, “Chỉ là một vết mực thôi”. Tất nhiên họ đúng, nhưng phản ứng bình thường của con người đối với những kích thích mơ hồ là dùng trí tưởng tượng của mình để “khoác” ý nghĩa cho những đối tượng kích thích ấy. Nghĩa là, nếu nhìn vết mực, một người bình thường sẽ lập tức tưởng tượng về hình thù gì đó, một con bướm chẳng hạn. Vì thế, 5 người thấy vết mực chỉ là vết mực là những người rất không bình thường.

Kết quả bài trắc nghiệm Rorschach giúp ta biết những người chịu sang chấn có xu hướng áp đặt nỗi đau của họ lên mọi thứ xung quanh và rất khó giải nghĩa được những sự vật hiện tượng xảy ra quanh họ.

15. Chúng ta cũng biết được rằng sang chấn có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng, khiến nó trở nên nghèo nàn, mất tính linh hoạt. Não bộ của 5 người nhìn vết mực chỉ thấy vết mực tức là họ đã mất khả năng tưởng tượng, vui đùa. Nhưng 16 người nhìn vết mực ra những hình ảnh trong quá khứ thì chứng tỏ rằng tâm lý họ không còn tính linh hoạt, họ đơn giản chỉ đang tua đi tua lại một cuộn phim cũ.

16. Hoài nghi càng lớn, thức tỉnh càng to lớn; hoài nghi càng nhỏ, thức tỉnh càng bé nhỏ. Không hoài nghi thì sẽ không bao giờ thức tỉnh.

C. Chang, The Practice of Zen (Thực hành Thiền định)

17. Cuộc đời của bạn vô cùng ngắn ngủi, nhưng đó không chỉ là cuộc sống riêng của bạn mà là sự kết hợp của những mảnh đời khác đang sống cùng thời với bạn. Bạn chính là một biểu hiện của lịch sử.

Robert Penn Warren, World Enough and Time (Trần gian đủ và Thời gian)

18. Chẳng ai muốn nhớ về sang chấn cả, từ nạn nhân cho đến xã hội. Tất cả chúng ta đều muốn sống trong một thế giới an toàn, nhân văn và có thể lường trước mọi việc. Các nạn nhân sang chấn đã nhắc nhở chúng ta rằng thế giới tuyệt vời ta hằng mơ ước này không phải lúc nào cũng tồn tại. Để hiểu được sang chấn của bệnh nhân, chúng ta phải dám đối mặt với những thực tế tàn bạo của cuộc sống, phải rèn đủ lòng dũng cảm để dám lắng nghe những lời khai của các bệnh nhân.

19. Tuy nhiên, thuốc không thể “chữa” sang chấn mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng sinh lý bị xáo trộn. Thuốc không thể giúp ta làm chủ bản thân về lâu về dài. Chúng có thể giúp kiểm soát cảm xúc và hành vi bằng cách ngăn chặn các hệ thống hóa học điều chỉnh lòng cam kết, động lực, đau đớn, và niềm vui và người uống luôn phải trả một cái giá nào đó.

20. Phát hiện vĩ đại nhất trong thế hệ của tôi là con người có thể thay đổi cuộc đời mình bằng cách thay đổi thái độ của mình.

– William James

21. Không phải là ta thấy những điều khác biệt, mà đó là ta nhìn theo những cách khác nhau.

– Carl Jung

22. Tất nhiên, chúng ta không bao giờ có thể xóa bỏ những chuyện đã xảy ra, nhưng chúng ta có thể tạo ra các kịch bản cảm xúc mới, mạnh mẽ và đủ thực để xoa dịu và đối phó với những cái cũ. Các hoạt cảnh chữa lành của cấu trúc mang lại cho người tham gia một kinh nghiệm mà họ không bao giờ nghĩ là mình có thể có: được chào đón vào một thế giới nơi mọi người vui vẻ, bảo vệ họ, đáp ứng nhu cầu của họ và làm cho họ cảm thấy an toàn và thoải mái.

23. Trẻ em và người lớn đều cần được trải nghiệm cảm giác bản thân có ích khi làm những việc trong khả năng của mình.