RỪNG MẮM – BÌNH NGUYÊN LỘC

Nằm trong tuyển tập 34 tác phẩm truyện ngắn ở thời nước ta còn chưa giành được độc lập, RỪNG MẮM của Bình Nguyên Lộc có phần na ná “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam khi Cộc cũng xa làng cũ và nhớ về những chén chè, bánh ngọt nức mũi (Liên và An nhớ đến thứ nước xanh đỏ ngày chưa về phố huyện).

Tóm tắt:

Gia đình Cộc gồm có 4 người: Ông nội, tía, má và Cộc. Thở ban đầu, gia đình Cộc sống trong làng nhưng vì không có ruộng phải đi làm mướn. Ông nội không muốn mấy đời cứ tiếp diễn nên bán nhà xuống ghe ở tại Ô Heo (1 vùng nước ngập mặn đến nỗi nhà Cộc phải bứng đất từ xa để vào nồi trồng mấy cây rau đổi bữa). Ở Ô Heo thiếu hơi người, thiếu làng mạc khiến Cộc trở nên chán chường, mong ước có bạn để chơi, có chén chè, trái chuối để thoả cơn thèm khi nhớ về làng cũ. Do đó, sau cuộc gặp người chị gái hái bồn bồn và anh trai bản khác chèo ghe xuống làng thì trong đầu Cộc nảy ra những suy nghĩ muốn bỏ vùng đất đã ở 5 năm nhưng gạo không đủ ăn, “phải bắt rùa, rắn để ăn qua bữa” để đi xa làm mướn bởi dù làm mướn khổ nhưng ở đó có dân, có sự tấp nập của hơi người.

Suy nghĩ đó cứ dai dẳng trong đầu Cộc nên trong bữa ăn tối, Cộc đã hỏi đi hỏi lại ông nội 2 lần tại sao chọn nơi này mà không phải nơi nào khác. Ông nội Cộc mới đáp rằng ít ra ở đây họ có đất của riêng mình. Cộc trầm ngâm cho đến một ngày nọ, Cộc được theo ông và tía bơi ghe ra biển. Đến gần biển, hai bên bờ cây mắm mọc hoang ngập người. Cộc than rằng sao trời lại sinh ra 1 loại cây không có công dụng như thế thì ông nội mới giải thích sự tiếp bước của những giống loài. Từ cây mắm, rừng tràm, vườn tược đến 1 tương lai tươi sáng khi dân nườm nượp kéo về vùng đất đã được thuần hoá từ sự kiên trì.

————————————

Vì truyện được viết trong thời chiến trước 1973 nên truyện mang hàm nghĩa quê hương xứ sở sâu sắc. Truyện đặc giọng miền Tây của thời trước nên nhiều từ mình không rõ nghĩa.

Bản PDF tuyển tập NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA – NXB SÓNG: